Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội





 Phân bón giả không đáng sợ bằng phân bón chính hãng kém chất lượng   
Năm 2013, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) đã thẩm tra 4.689 vụ, phát hiện và xử lý 1.483 vụ vi phạm, thu hồi 813.881 kg, 11.830 gói và 1.665 chai phân bón các loại. Quý I/2014, lực lượng QLTT đã phát hiện 88 vụ vi phạm, thu hồi 88.642 kg và 153 lọ, chai phân bón giả kém chất lượng, quá hạn dùng, phân bón lậu…
Bất ngờ hơn là việc ông Nguyễn Khang - Giám đốc điều hành Công ty CP Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Giang cho rằng, ông không ngại phân bón giả bằng chính phân bón thật !
Ông Khang dẫn chứng: Phân bón của Công ty CP Đầu tư quốc tế Đại Sơn (Bắc Giang), mặt trước (mặt chính của bao bì) có ghi rõ tên phân bón: “NPK cao cấp 12.5.8” nhưng mặt sau của bao bì ghi thành phần bằng chữ rất nhỏ: Đạm (N) = 1,2%; Lân (P2O5) = 0,5%; Kali (K2O) = 0,8%, tức là chỉ bằng đúng 10% dinh dưỡng so với nhãn hiệu “NPK cao cấp 12.5.8” được ghi ở mặt trước của bao.
Cách sử dụng bao bì như của Công ty CP Đầu tư quốc tế Đại Sơn đã lập lờ lừa mắt người tiêu dùng vì người nông dân khi đi mua phân bón đa phần đều nhìn vào mặt trước của bao. Khi nhãn ghi “NPK cao cấp 12.5.8” làm cho bà con nông dân đều ngầm hiểu rằng thành phần dinh dưỡng của đạm, lân, kali lần lượt là 12, 5 và 8.
Khó ở đây, theo ông Khang là không thể xử lý các đơn vị làm ăn lận dối này bởi cách ghi nhãn bao “NPK cao cấp 12.5.8” chỉ là cách gọi tên phân bón, không phải là quy định hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm.
Ông Khang cho rằng, khi cấp phép, các cơ quan quản lý vô hình chung đã “tiếp tay” cho phân bón kém chất lượng, tên gọi một đằng, hàm lượng dinh dưỡng một nẻo, người thiệt hại rốt cuộc lại chính là nông dân.

  Có quyền rút giấy phép  
Trước thực tại và kiến nghị trực tiếp của ông Khang, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã yêu cầu: Cần cương quyết rút giấy phép vĩnh viễn đối với các hành động làm hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, không chỉ dừng lại ở việc phạt hành chính thông thường; tăng cường và trao quyền nhiều hơn nữa cho lực lượng quản lý thị trường, công an để mạnh tay hơn trong các sự việc này.
Tán thành với ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, đại diện nhiều DN cũng cho rằng, cần mạnh tay hơn nữa trong khâu xử phạt.
Ông Nguyễn Duy Khuyến – Giám đốc điều hành Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao kiến nghị, bên cạnh việc xử phạt thẳng tay, cương quyết bằng rút giấy phép,quy định rõ ràng về điều kiện để làm phân bón. Ông Khuyến cũng khuyến cáo, bà con nông dân khi mua phân bón nên chọn các loại truyền thống đã có thương hiệu, không vì tham rẻ hay các chiêu khuyến mại của các hãng phân bón mới mà mua phải hàng kém chất lượng.
Ở khâu tiêu thụ phân bón, ông Cao Hoài Dương – Tổng giám đốc Tổng công ty Phân bón và Hóa chất dầu khí cũng nhấn mạnh, ngoài việc xiết chặt lại khâu đầu thì khâu đầu ra rất cần thiết. Cần làm thật chặt khâu hậu kiểm để lập lại trật tự trong kinh doanh phân bón. Ở đây cần có sự vào cuộc đồng bộ, cương quyết của công an, QLTT, thanh tra các Sở Nông nghiệp. Ông Dương cũng kiến nghị thêm, Nhà nước phải đưa thêm điều kiện bắt buộc đối với các DN sản xuất phân bón: Khi DN sản xuất ra một mặt hàng phân bón mới, họ phải tổ chức những hội thảo chỉ dẫn về kỹ thuật cho bà con, không chỉ đơn thuần là quảng cáo rùm beng, hào nhoáng về sản phẩm rồi đưa ra thị trường. Bởi hiện nay, khả năng của bà con về phân bón còn hạn chế, chính bản thân DN cần phải cần trang bị kiến thức tối thiểu để bà con nông dân tự bảo vệ mình.


  Theo: Baocongthuong.Com  
 
Coppyright © Kế Toán QLHN - Giải pháp kế toán cho doanh nghiệp
Top