Dịch vụ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại Hà Nội

Hàng loạt chính sách mới trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội như: Thân nhân chiến sĩ công an bị đau ốm được trợ cấp 500.000 đồng; Ô tô được đi tối đa 60km/h trong khu đông dân cư; Chia tài sản khi ly hôn phải xét đến lỗi của hai bên; Áp dụng thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT; Điều kiện kinh doanh dược liệu; Cơ quan Nhà nước phải thuê máy móc, thiết bị nếu chỉ sử dụng 3 lần/năm ... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 03/2016.

► Xem thêm: dịch vụ làm báo cáo tài chính




Chia tài sản khi ly hôn phải xét đến lỗi của hai bên

Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn là một trong những nội dung được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP, có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.

Theo đó, khi vợ chồng ly hôn, việc chia tài sản được thực hiện theo nguyên tắc chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; trong đó, bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn…; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; trong đó, người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm vẫn được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng; cụ thể như trường hợp người chồng có hành vi bạo lực, không chung thủy thì khi giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ xem xét đến yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung…

Cũng theo Thông tư liên tịch này, giá trị tài sản chung của vợ, chồng, tài sản riêng của vợ, chồng được xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết sơ thẩm vụ việc. Khi giải quyết chia tài sản, Tòa án phải xem xét để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động…

Từ 1/3, áp dụng thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh BHYT

Đây là nội dung của Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC của Liên bộ Y tế và Tài chính, có hiệu lực từ ngày 01/03/2016.

Cụ thể, từ ngày 01/03/2016, giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế bao gồm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Theo đó, với bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I, mức giá được áp dụng là 20.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng II là 15.000 đồng/lượt; hạng III là 10.000 đồng/lượt và hạng IV là 7.000 đồng/lượt. Trường hợp hội chẩn để xác định ca bệnh khó (chỉ khi mời chuyên gia đơn vị khác đến hội chẩn tại cơ sở khám, chữa bệnh) thì mức giá là 200.000 đồng/lượt.

Từ ngày 01/07/2016, giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế sẽ bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp đặc thù và tiền lương. Như vậy, với bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I, mức giá là 39.000 đồng/lượt; bệnh viện hạng II là 35.000 đồng/lượt; hạng III là 31.000 đồng/lượt và hạng IV là 29.000 đồng/lượt. Vẫn như thời điểm trước, trong trường hợp hội chẩn để xác định ca bệnh khó thì mức giá được áp dụng là 200.000 đồng/lượt.

Cũng theo hướng dẫn của Thông tư này, trường hợp người bệnh đến khám bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đó được chuyển vào điều trị nội trú theo yêu cầu chuyên môn được thanh toán một lần khám bệnh.

 
Coppyright © Kế Toán QLHN - Giải pháp kế toán cho doanh nghiệp
Top