Phố Wall giảm mạnh trong phiên 20/5 do ảnh hưởng từ kết quả kinh doanh kém khả quan - Ảnh: Reuters
Sau 2 Thống đốc FED khu vực Dallas và San Francisco, nay đến lượt Thống đốc FED khu vực New York lên tiếng về khả năng FED sẽ không vội vàng tăng lãi suất. Những thông điệp này giúp giới đầu tư bớt lo ngại về khả năng FED sẽ tăng lãi suất trong đầu năm 2015 như phát biểu trước đó của Chủ tịch FED Jannet Yellen. Trước đó, trong cuộc họp báo lần đầu tiên sau khi nhậm chức Chủ tịch FED, bà Yellen cho biết, FED sẽ chấm dứt gói kích thích QE3 vào mùa Thu năm nay và sẽ tăng lãi suất sau đó 6 tháng. Dù nhận được thông tin tích cực từ chính sách vĩ mô, nhưng Phố Wall không thể duy trì đà tăng, bởi kết quả kinh doanh kém khả quan của các doanh nghiệp vừa công bố, cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi thông tin về lãi suất gần như đã được phản ánh hết vào phiên giao dịch đầu tuần. Về kết quả kinh doanh, nhà bán lẻ TJX Companies vừa công bố mức tăng trưởng doanh thu trong quý I/2014 thấp hơn nhiều so với dự báo khiến cổ phiếu của hãng này nằm trong số những mã giảm mạnh nhất trong S&P 500. Trước đó, nhiều nhà bán lẻ khác cũng công bố kết quả kinh doanh không như mong muốn với lý do là do ảnh hưởng của mùa Đông khắc nghiệt.
Kết thúc phiên 20/5, chỉ số FTSE tại Anh giảm 42,55 điểm (-0,62%), xuống 6.802,00 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 20,31 điểm (-0,21%), xuống 9.639,08 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 17,41 điểm (-0,39%), xuống 4.452,35 điểm. Trong khi đó, chứng khoán châu Á lại có phiên hồi phục tốt nhờ ảnh hưởng từ phiên giao dịch ấn tượng trước đó của Phố Wall. Trong đó, chứng khoán Nhật Bản đã chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp do ảnh hưởng của việc đồng yên tăng giá so với đồng USD. Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ kết thúc cuộc họp chính sách với dự đoán sẽ không có thêm chính sách kích thích mới nào được đưa ra. Tuy nhiên, giới đầu tư sẽ tập trung sự chú ý của mình vào cuộc họp báo của Thống đốc BOJ sau đó để biết hành động chính thức của BOJ. Nếu BOJ không đưa thêm gói kích thích kinh tế mới nào, thì đà tăng giá của đồng yên khó bị dừng lại và khi đó nó sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Nhật nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Kết thúc phiên 20/5, chỉ số Dow Jones giảm 137,55 điểm (-0,83%), xuống 16.374,31 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 12,25 điểm (-0,65%), xuống 1.872,83 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 28,92 điểm (-0,70%), xuống 4.096,89 điểm. Cũng giống như Phố Wall, chứng khoán châu Âu cũng đồng loạt giảm điểm do ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh kém khả quan của các doanh nghiệp, trong đó đáng chú ý phải kể đến Vodafone của Anh. Nhà điều hành mạng di động lớn thứ 2 thế giới này cho biết, lợi nhuận năm nay sẽ thấp do bị ảnh hưởng bởi hoạt động đầu tư và kết quả kém từ châu Âu. Bên cạnh đó, giới đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Âu còn lo ngại khi vấn đề nợ của Ý và Tây Ban Nha đang trở lại mức độ nghiêm trọng. Thêm dữ liệu kinh tế được công bố, giá sản xuất Đức giảm 0,1% trong tháng 4 và giảm 0,9 % so với cùng kỳ năm trước, làm tăng thêm môi lo giảm phát của khu vực. Điều này gây sức ép lên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sớm đưa ra gói kích thích kinh tế trong cuộc họp tháng sau để giúp kinh tế khu vực tranh rơi vào tình trạng giảm phát.
Kết thúc phiên 20/5, giá vàng giao ngay trên thị trường New York tăng 1,70 USD (+0,13%), lên 1.294,30 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 6 tăng 0,8 USD, lên 1.294,6 USD/ounce. Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục có sự trái chiều, nhưng đã có sự thay đổi vị trí. Trong khi giá dầu thô Mỹ giảm nhẹ trở lại khi giới đầu tư lo ngại về tình hình kinh tế Mỹ sau khi một số doanh nghiệp vừa công bố kết quả kinh doanh không khả quan, trong khi đó, giá dầu Brent đã hồi phụ sau thông tin bất ổn ở Lybia, nguồn cung quan trọng của thị trường. Kết thúc phiên 20/5, chỉ số Nikke 225 tại Nhật Bản tăng 68,81 điểm (+0,49%), lên 14.075,25 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 130,18 điểm (+0,57%), lên 22.834,68 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc tăng 2,94 điểm (+0,15%), lên 2.008,12 điểm. Bất chấp kết quả kinh doanh yếu kém của các doanh nghiệp, làm tăng mối lo về đà phục hồi kinh tế Mỹ, cũng như việc đồng USD giảm mạnh, nhưng giá vàng vẫn không thể bất phá, mà chỉ lình xình quanh mức đóng cửa của phiên trước đó và chỉ có mức tăng rất nhẹ khi đóng cửa. Nguyên nhân kiến giá kim loại quý này không thể tăng là do cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang tạm lắng xuống sau khi Nga tuyên bố rút quân khỏi biên giới Ukraine sau cuộc tập trận. Ukraine cũng đang bước vào cuộc bầu cử Tổng thống. Trong khi đó, nhu cầu vàng vật chất lại đang giảm mạnh, xuất phát từ việc Ấn Độ, một trong hai nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới hạn chế việc nhập khẩu vàng. Kết thúc phiên 20/5, giá dầu thô Mỹ giảm 0,17 USD (-0,17%), xuống 102,44 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,32 USD (+0,29%), lên 109,69 USD/thùng. T.Lê
|